Dị điểu Sinh vật huyền thoại Trung Hoa

Các sinh vật có ngoại hình tổng thể của một con chim (có cánh, hai chân, có mỏ, lông vũ), các đặc điểm phụ có thể là từ các sinh vật khác:

Tinh Vệ - minh họa trong Tam tài đồ hộiTranh tường từ thời nhà Hán tìm thấy ở tỉnh Hà Nam, miêu tả một con quạ ba chân
  • Phượng Hoàng (凤皇) là tên gọi khác của Phụng Hoàng (凤凰) con trống gọi là Phượng/Phụng (凤) con mái gọi là Hoàng (凰) ở Việt Nam thì gọi là Loan (鸾/鸞) phỏng theo loài Trĩ vàng (金鶏/Kim Trĩ). Phượng hoàng nằm trong Tứ linh. Phượng Hoàng là vua của muôn chim, Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân miêu tả Phượng Hoàng: “Vũ trùng ba trăm mà có sáu mươi là Phượng đứng đầu.” Thời cổ đại lấy trùng (虫) làm tên gọi chung của động vật. Cơ thể động vật có lông vũ (tức loài chim) gọi là vũ trùng (羽虫). Phượng Hoàng là Chu Điểu (tức Chu Tước) của phương nam, tượng trưng cho đức hạnh và điềm lành.
  • Cửu Phụng (九鳳/Phượng chín đầu) hay cửu đầu điểu (九頭鳥) là sinh vật từng được thờ cúng như một vị thần của người dân cổ đại của tỉnh Hồ Bắc, Cửu phụng được coi là một con phượng hoàng, nhưng đây cũng chính là sinh vật đáng sợ nhất trong tất cả những truyền thuyết về con quái vật mang hình dáng chim. Theo truyền thuyết Trung Quốc, lý do ai ai cũng sợ con phượng hoàng này đó chính là nó có đến 9 cái đầu. Cửu phụng được tôn kính như một con vật linh thiêng trong thời gian từ năm 475-221 trước Công nguyên ở thời nhà Chu[23]. Loài chim này có siêu năng lực có thể biến khuôn mặt của nó sao cho giống y hệt con người. Nó sẽ trưng bộ mặt đấy bay đi khắp nơi và theo dõi họ.
  • Chu Tước (朱雀) còn được gọi là Huyền Điểu (玄鸟), cách gọi Huyền Điểu được ghi chép ở trong Thi Kinh phần Thương Tụng tại mục Huyền Điểu: “Thiên mệnh Huyền Điểu, hàng nhi sinh Thương, tha Ân thổ mang mang. Cổ đế mệnh vũ thang, chính vực bỉ tứ phương” có ý là triều đại Ân Thương nói tổ tiên của mình, Tiết (契) là do Huyền Điểu sinh ra, do đó lập nên nhà Thương cường đại, Huyền Điểu cũng liền trở thành thủy tổ của dân Thương. Chu Tước là một trong Tứ Thánh thú, đại diện cho phương Nam.
  • Quạ ba chân hay còn gọi là Tam túc ô (三足乌) trong truyền thuyết Hậu Nghệ nói đến cũng là câu chuyện của Chu Tước, truyền thuyết kể rằng mười con Quạ ba chân đậu trên cây phù tang đứng sừng sững ở bên bờ Đông Hải, chúng nó đều là con trai của Đông Phương Thần Đế Tuấn, mỗi ngày thay phiên bay lên trời ngao du nô đùa, ánh sáng mà Quạ ba chân phát ra chính là mặt trời mà mọi người nhìn thấy. Về sau có một ngày, các Quạ ba chân không nghe theo chỉ thị của Đông Phương Thần, cùng nhau chạy lên trời chơi đùa. Giữa bầu trời lập tức xuất hiện mười mặt trời, cây cỏ trên đất đều bị đốt cháy khét, mọi người vì trốn tránh sự nóng bức không thể làm gì khác hơn là sống ở trong sơn động, buổi tối mới đi ra ngoài tìm kiếm thức ăn.
  • Chim bằng hay Đại bàng (大鵬) là một loài chim trong truyền thuyết có kích thước lớn và hình dạng có nhiều điểm giống một số loài ưng. Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du: "Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành". Theo thiên Tiêu dao du trong sách Trang Tử (Nam Hoa Kinh) có truyện ngụ ngôn kể rằng chim bằng là một giống chim to lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm.
  • Tinh Vệ (精卫) một giống chim nhỏ mỏ đỏ chân trắng có hình dáng giống con quạ thường sinh sống ở các vùng duyên hải Viễn Đông, giống chim này chuyên đi gắp những hạt cát nhỏ rồi bay ra biển thả xuống. Thần thoại Trung Hoa có nhắc đến Tinh Vệ là tên con gái của Viêm Đế, một lần Tinh Vệ ra Đông Hải chơi chẳng may thuyền bị sóng đánh đắm mà chết đuối. Linh hồn nàng oán hận biển cả nên hóa thành một con chim xinh đẹp, ngày ngày nàng bay đến núi Tây ngậm đá mang thả xuống hòng lấp biển để trả thù. Từ đấy nhân gian gọi luôn giống chim này là Tinh Vệ, nghĩa bóng người ta dùng điển tích chim Tinh Vệ ngậm đá để lấp biển (精衛填海; Tinh Vệ điền hải), chỉ việc oán thù sâu xa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh vật huyền thoại Trung Hoa http://www.chinanews.com.cn/news/2004year/2004-05-... http://www.chinancient.com/nine-headed-bird/ http://fengshui-doctrine.com/index.php?q=feng-shui... http://www.uexpress.com/tell-me-a-story/2014/7/20/... http://mirlyn.lib.umich.edu/Record/003947324 http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?676 http://www.nikko-jp.org/perfect/ http://www.runivers.ru/philosophy/chronograph/1548... http://www.pch.scu.edu.tw/blog/post/4/29 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/1409...